Chọn nghề mà hiểu được bao nhiêu về nghề?

quá ít về nghề, thậm chí không hiểu nghề định chọn hoặc không có năng khiếu của nghề, ắt sẽ gặp trở ngại lớn trong hoạt động nghề nghiệp.

Một mùa tuyển sinh đại học nữa sắp đến. Song hiện nay không ít học sinh khi đặt bút làm hồ sơ thi vào đại học hay cao đẳng mới vỡ lẽ rằng mình biết quá ít, quá nông về các nghề trong xã hội. – Học sinh các trường THPT trao đổi tại gian tư vấn của các trường ĐH trong Ngày hội tuyển sinh – hướng nghiệp TP.HCM năm 2017
– Ảnh: N.HÙNG

Đa số các em cứ chạy theo phong trào, và thấy ngành nào “nóng”, hấp dẫn, hào nhoáng như công nghệ thông tin, tài chính, ngân hàng, hàng không… là dồn vào đó mà đăng ký dự thi.

Chọn nghề mà hiểu biết quá ít về nghề, thậm chí không hiểu nghề định chọn hoặc không có năng khiếu của nghề, ắt sẽ gặp trở ngại lớn trong hoạt động nghề nghiệp. Thậm chí khi còn là học sinh, nhiều em đặt kỳ vọng quá cao vào một số nghề. Nhưng khi tiếp xúc với nghề nghiệp trong thực tế, các em lại thất vọng. Không ít học sinh lại mong muốn bước chân vào giảng đường đại học bất kể ngành nghề gì, với quan niệm: học cho có bằng cấp trước, chuyện nghề nghiệp tính sau!

Hiện nay, xã hội đang rất thiếu công nhân kỹ thuật lành nghề trong các lĩnh vực như cơ khí, may mặc, chế biến thực phẩm… Nhưng hầu hết bạn trẻ chỉ chọn những ngành nghề này khi đã “ngã ngựa” đại học, không còn đường nào khác để đi!

Chính vì vậy, hiện nay công tác hướng nghiệp cho học sinh là nhiệm vụ hết sức cấp bách của ngành giáo dục. Phải có sự hướng dẫn chu đáo để các em khi chọn nghề phải biết kết hợp các yếu tố: nguyện vọng, năng lực cá nhân, những đòi hỏi của nghề nghiệp và yêu cầu của xã hội. Có như thế, sau này các em mới có thể thành công với sự lựa chọn nghề nghiệp của mình.

Theo: Chọn nghề mà chẳng hiểu bao nhiêu về nghề! – NGÔ VÕ (Giáo dục /TTO)

· Cách chọn ngành học khi đăng ký dự thi: Nếu chủ quan, học sinh có thể trúng tuyển vào ngành học mà mình không thích, làm mất cơ hội chọn được con đường đi tốt nhất. · Chọn ngành kỹ thuật, công nghệ hay kinh tế, xã hội? – Để chuẩn bị cho tương lai, trước mắt là việc chọn ngành học. Những ngành nghề nào là dễ tìm việc, ngành có tiềm năng phát triển, những ngành học giúp bạn có được nghề nghiệp ổn định, phù hợp với khả năng của mình? · 4 lưu ý khi định hướng ngành nghề: Có vô vàn yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành nghề của học sinh lớp 12, tuy nhiên có 4 yếu tố lớn nhất giữ vai trò then chốt mà các em cần ghi nhớ để có quyết định chính xác học ngành gì, làm việc ra sao… · Chọn nghề: Cá tính ra sao, chọn nghề như vậy! – Chọn nghề để học là chọn ngành nghề mà năng lực có thể đảm đương được, phù hợp với cá tính của mình, và ngành học đó có nhiều cơ hội đáp ứng nhu cầu xã hội. · Tìm hiểu kỹ năng chính cần có của các ngành nghề: Mặc dù không có nghề nghiệp nào chỉ cần duy nhất một loại kỹ năng hoặc năng khiếu. Nhưng tìm hiểu, xác định kỹ năng chủ yếu trong ngành đó sẽ có thể giúp bạn chọn được ngành học phù hợp với sở thích và sở trường của mình.

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *